Mặt kính bếp từ là bộ phận đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng truyền nhiệt, bảo vệ bếp, duy trì hoạt động ổn định, độ bền của bếp. Bởi vậy, khi tìm mua các thiết bị bếp từ, ngoài việc tìm hiểu về thương hiệu, các tính năng nấu nướng, an toàn, tiết kiệm của bếp thì chất liệu mặt kính rất được quan tâm. Vậy hãy cùng Beptot.vn tìm hiểu các thông tin về mặt kính bếp từ, các loại kính phổ biến hiện nay qua bài viết dưới đây.
Mặt Kính Bếp Từ
1. Mặt Kính Bếp Từ Là Gì?
Mặt kính bếp từ là gì, chất liệu mặt kính có quan trọng và ảnh hưởng như nào đến hoạt động của bếp.
Mặt Kính Bếp Từ Là Gì
1.1 Định nghĩa
Mặt kính bếp từ hiểu đơn giản là bộ phận bên ngoài của bếp từ, bao bọc mặt bếp. Đây là phần tiếp xúc trực tiếp với xoong, nồi, dẫn truyền nhiệt từ bộ phận làm nóng lên đáy nồi để làm chín thức ăn. Bởi vậy, mặt kính cần có khả năng chịu nhiệt, chịu lực tốt để đảm bảo ổn định hoạt động của bếp và cũng cần yếu tố thẩm mỹ trong quá trình sử dụng.
1.2 Cấu tạo
Mặt kính bếp từ là bộ phận quan trọng, gắn liền với thân bếp để hoàn thiện một chiếc bếp từ. Mặt kính của bếp thường được thiết kế dày khoảng 4mm và được vát cạnh hoặc bo viền vừa tạo được nét mềm mại, tinh tế lại bảo vệ tránh va đập.
Mặt kính bếp được cấu tạo bởi nhiều lớp khác nhau, gồm:
- Lớp lót: là lớp dưới cùng của mặt kính, giúp bảo vệ các lớp khác khỏi bị hư hại do tác nhân bên ngoài gây ra.
- Lớp giữa: là lớp có khả năng chịu nhiệt cho mặt kính giúp quá trình truyền nhiệt ổn định, giữ độ bền cho bếp.
- Lớp trên cùng: là lớp có thể nhìn thấy trực tiếp giúp bảo vệ các bộ phận, linh kiện bên trong hoạt động tốt, đồng thời tránh trầy trước, dễ dàng vệ sinh, nâng cao tính thẩm mỹ khi sử dụng.
2. Tác Dụng Của Mặt Kính Bếp Từ
Tác Dụng Của Mặt Kính Bếp Từ
Mặt kính bếp từ là bộ phận vỏ giúp hoàn thiện cấu tạo của một chiếc bếp từ. Mặt kính của bếp có tác dụng chính là bảo vệ các linh kiện bên trong, làm đẹp, mang lại thẩm mỹ cho sản phẩm và đặc biệt là bộ phận truyền nhiệt trực tiếp cho xoong, nồi giúp làm chín thức ăn.
Chính bởi vậy, chất liệu mặt kính ảnh hưởng rất nhiều đến độ bền của sản phẩm, tùy thuộc vào chất liệu khác nhau mà giá trị sử dụng và giá thành có sự chênh lệch.
Sau đây là một số tác dụng của mặt kính bếp từ
- Khả năng chịu nhiệt, chịu lực tốt: mặt kính của bếp là bộ phận quan trọng nên thường được làm từ những loại kính chuyên dụng như Schott Ceran, Eurokera, Kanger… có khả năng chịu nhiệt, chịu lực cực tốt, hạn chế nứt vỡ, biến dạng trong quá trình nấu nướng ở nhiệt độ cao.
- Dẫn nhiệt, truyền nhiệt nhanh: một chiếc bếp từ tốt là chiếc bếp có khả năng nấu nướng nhanh so với các loại bếp truyền thống. Bởi vậy, mặt kính bếp có khả năng dẫn nhiệt tốt, giúp truyền nhiệt từ mâm nhiệt đến nồi nấu nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian nấu nướng.
- Nâng cao tính thẩm mỹ: do nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của người tiêu dùng nên mặt kính của bếp được thiết kế đa dạng, nhiều màu sắc, phù hợp với nhiều phong cách nội thất khác nhau. Đa phần các mặt kính sẽ có màu sáng bóng, tôn lên vẻ sang trọng, hiện đại cho căn bếp
- Khả năng chống trầy xước, dễ dàng vệ sinh: trong quá trình sản xuất, bề mặt kính được phủ một lớp chống trầy xước trong các trường hợp va chạm với vật dụng nấu nướng để tránh mất thẩm mỹ. Đồng thời, mặt kính cũng dễ dàng vệ sinh, lau chùi bằng khăn mềm để loại bỏ các vết bẩn, dầu mỡ bám vào bề mặt.
- An toàn với người dùng: các mặt kính đều có khả năng cách điện tốt, do nguyên lý hoạt động của bếp từ chỉ truyền nhiệt vào đáy nồi nên hạn chế bề mặt bị nóng gây bỏng khi chạm vào. Bên cạnh đó, bếp từ cũng được trang bị chức năng tự động ngắt khi quá nhiệt giúp bảo vệ bếp và người sử dụng khỏi nguy cơ chập điện, cháy nổ.
3. Phân Biệt Các Loại Mặt Kính Bếp Từ
Trên thị trường hiện nay, do nhu cầu sử dụng bếp từ ngày càng nhiều nên các loại mặt kính bếp từ cũng phổ biến và đa dạng, đáp ứng thị hiếu của khách hàng. Sau đây là các loại mặt kính bếp từ được các hãng thiết bị nhà bếp ưa chuộng.
3.1 Mặt kính Schott Ceran
Mặt Kính Schott Ceran
Schott Ceran - là chất liệu quá quen thuộc, được đánh giá tốt nhất hiện nay với nhiều người tiêu dùng. Đây là một thương hiệu nổi tiếng đến từ Đức và được sử dụng nhiều trong các sản phẩm bếp từ Bosch.
Ưu điểm:
- Mặt kính này được chế tạo từ chất liệu gốm sứ thủy tinh, với thành phần an toàn, thân thiện với con người và môi trường.
- Có khả năng chịu nhiệt độ cao lên đến 1000°C, sốc nhiệt đột ngột lên đến 800°C, chịu lực lên tới 15kg, không bị nứt vỡ hay biến dạng khi nấu.
- Mặt kính có độ cứng cao, chống trầy xước tốt hơn so với những loại thông thường, đảm bảo độ bền lâu dài.
- Bề mặt phẳng mịn, sáng bóng vừa giúp dễ dàng vệ sinh mà nâng cao tính thẩm mỹ.
- Khả năng truyền nhiệt của mặt kính tốt, giúp việc nấu nướng nhanh chóng, đồng thời bếp chỉ làm nóng vào dụng cụ nấu nên các vùng xung quanh không bị ảnh hưởng, tránh bị bỏng.
Nhược điểm:
- Mặt kính này chỉ sử dụng ở một số dòng bếp cao cấp như Bosch, Fagor, Eurosun, Chefs…
- Các sản phẩm bếp từ sử dụng mặt kính Schott Ceran thường có giá thành cao so với các mặt kính khác.
3.2 Mặt kính Eurokera
Mặt Kính Eurokera
Mặt kính Eurokera (hay còn gọi là K+) là loại gốm kính Ceramic cao cấp, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại của Pháp với những điểm nhấn nổi bật, mang lại trải nghiệm nấu nướng tuyệt vời.
Ưu điểm:
- Mặt kính Eurokera cũng có khả năng chịu nhiệt độ cao lên đến 1000°C, sốc nhiệt đột ngột lên đến 600°C
- Có khả năng chống trầy xước, bám bẩn, chống bào mòn và rạn nhiệt tốt.
- Đa dạng mẫu mã, màu sắc, bởi chất liệu này có thể dễ dàng nung nóng, dát mỏng, cắt nhỏ và tạo dáng.
- Bề mặt bằng phẳng, sáng bóng, dễ dàng lau chùi, vệ sinh.
- Mặt kính có thể tái chế, bảo vệ môi trường mà không phải loại kính nào cũng có.
Nhược điểm:
- Chỉ có thể chịu trọng lượng tối đa 10kg, bởi vậy cần cẩn thận dụng cụ nấu ăn lên bếp, không đặt những vật quá nắng lên mặt bếp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng mặt kính.
3.3 Mặt kính Kanger
Mặt Kính Kanger
Là sản phẩm cao cấp của thương hiệu Trung Quốc, thuộc phân khúc tầm trung, được sử dụng nhiều trong các sản phẩm như lò nướng, lò vi sóng, bếp từ, bếp gas…
Ưu điểm:
- Mặt kính Kanger có khả năng chịu nhiệt độ khoảng 800°C và có khả năng chống sốc nhiệt lên đến 500°C.
- Khả năng chống mài mòn và biến dạng tốt, giúp bếp vận hành bền bỉ.
- An toàn với người dùng nhờ khả năng cách điện khá tốt và độ dẫn nhiệt thấp.
- Giá thành rẻ hơn so với những sản phẩm trên.
Nhược điểm:
- Khả năng chịu lực kém, hệ số giãn nở nhiệt của mặt kính Kanger thấp.
3.4 Mặt kính Ceramic thông thường
Mặt Kính Ceramic Thông Thường
Mặt kính Ceramic hay còn được gọi là kính sứ thủy tinh, là chất liệu khá phổ biến ở bếp từ. Cấu tạo của kính Ceramic chủ yếu là thủy tinh và một số gốm sứ tinh thể đen mang tính thẩm mỹ được khá nhiều người lựa chọn.
Ưu điểm:
- Khả năng chịu được nhiệt độ trong khoảng 600 - 1150°C.
- Mặt kính sáng bóng, khó bám bẩn nên dễ dàng vệ sinh, lau chùi.
- Mặt kính Ceramic cũng được cải thiện về khả năng chống oxy hóa và cách điện.
- Khả năng nóng vùng nấu cực nhanh, hiệu quả tốt trong khả năng truyền nhiệt lên vùng nấu nhưng vẫn đảm bảo xung quanh vùng nấu vẫn mát, hạn chế tai nạn bỏng cho người sử dụng.
Nhược điểm:
- Khả năng chịu lực hạn chế, trọng lượng chỉ khoảng 10kg
- Khả năng chống sốc kém, mặt kính dễ bị nứt vỡ nếu đổ nước hay đồ lạnh lên vùng nấu còn đang nóng.
3.5 Mặt kính Black Hegon
Mặt Kính Black Hegon
Mặt kính Black Hegon là thương hiệu đến từ Đức, thuộc phân khúc giá rẻ, phù hợp với nhiều nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng.
Ưu điểm:
- Mặt kính có khả năng chịu lực, chịu nhiệt tốt
- Bề mặt chống trầy xước, dễ vệ sinh, hạn chế nứt vỡ
- Giá thành rẻ hơn so với các loại kính khác
Nhược điểm:
- Chất liệu kính này không được dùng phổ biến ở các loại bếp từ nên người dùng sẽ bị hạn chế khi lựa chọn sản phẩm.
3.6 Mặt kính Crystallite
Mặt Kính Crystallite
Mặt kính Crystallite hay còn được gọi với tên khác là kính pha lê, được làm từ những tinh thể pha lê, có cấu tạo gần giống chất liệu Ceramic.
Ưu điểm:
- Kính có khả năng chịu nhiệt khoảng 800 độ C, chống sốc nhiệt, chịu lực tốt.
- Có thể dẫn nhiệt theo phương thẳng đứng giúp bếp tập trung được lượng nhiệt cần thiết khi nấu nướng, giảm thất thoát nhiệt năng.
- Kính rất dễ lau chùi và có độ sáng bóng rất cao, khó bám bẩn, đảm bảo tính thẩm mỹ cho căn bếp của bạn.
- Có giá thành rẻ hơn so với những loại mặt kính khác.
Nhược điểm:
- Mặt kính Crystallite có độ giòn hơn so với các loại khác, dễ vỡ khi va đập hoặc nhiệt độ nóng lạnh thay đổi đột ngột.
3.7 Mặt kính NEG
Mặt Kính NEG
Mặt kính NEG là một thương hiệu nổi tiếng đến từ Nhật Bản, được đánh giá chất lượng và độ an toàn khá cao khi sử dụng.
Ưu điểm:
- Có khả năng chịu nhiệt lên đến 800 - 1000°C, chống sốc nhiệt lớn từ 700 - 800°C.
- Bề mặt cứng, chịu lực, chống va đập và trầy xước khá tốt.
- Mặt kính không bị co giãn, cong vênh do tác động nhiệt, đảm bảo độ bền bỉ và an toàn trong quá trình sử dụng.
- Khả năng truyền nhiệt, dẫn nhiệt tốt và đặc biệt được làm từ nguyên liệu an toàn, thân thiện với con người và môi trường.
Nhược điểm:
- Mặc dù cấu tạo, chất liệu khá tốt tuy nhiên, mặt kính này không được sử dụng phổ biến như các loại kính khác bởi vậy, người dùng có khá ít sự lựa chọn về mẫu mã, kiểu dáng.
3.8 Chất Liệu Sứ
Sứ là một dạng chất liệu của gốm, nhưng không được sử dụng nhiều trong mặt kính bếp từ như các loại chất liệu khác.
Ưu điểm:
- Sứ có tính đề kháng cao với chất hóa học và chịu được nhiệt độ cao khoảng từ 600 - 900°C
- Cách điện tốt, giảm thiểu rủi ro giật điện.
- Bề mặt khó bám bẩn nên việc vệ sinh sau khi nấu trở nên đơn giản hơn.
- Khả năng dẫn truyền nhiệt tốt, hạn chế tình trạng nứt vỡ.
Nhược điểm:
- Loại mặt kính này ít được sử dụng trong mặt kính bếp từ, bởi vậy người dùng có ít sự lựa chọn hơn.
Trên đây là những thông tin về các loại mặt kính được sử dụng ở bếp từ hiện nay, mỗi loại đều có những ưu, nhược điểm riêng về chất lượng, thẩm mỹ, tính năng sử dụng. Từ đó, khách hàng sẽ có cái nhìn đánh giá khách quan về mặt kính bếp từ, loại nào thực sự tốt, nên mua mặt kính nào phù hợp với nhu cầu và tài chính của gia đình.
4. Mặt Kính Bếp Từ Bị Nứt, Vỡ Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Trong quá trình sử dụng, xảy ra hiện tượng mặt kính bếp từ bị nứt, vỡ bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và có giải pháp nào khắc phục khi gặp tình trạng trên.
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Mặt Kính Bếp Từ Bị Nứt, Vỡ
4.1 Mặt kính bếp từ chất lượng kém, không tốt
Nguyên nhân: do nhu cầu sử dụng bếp từ ngày càng nhiều, để hạ giá thành sản phẩm, bắt buộc phải hạ thấp chi phí nguyên liệu. Bởi vậy xuất hiện những loại mặt kính có chất liệu kém hoặc bị làm giả, không có nguồn gốc rõ ràng. Khi sử dụng một thời gian hoặc đun nấu ở nhiệt độ quá cao trong thời gian dài sẽ bị nứt, thậm chí nguy hiểm hơn là vỡ.
Cách khắc phục: tìm hiểu kỹ về nguồn gốc, chất lượng, kiểm định về an toàn của sản phẩm. Nên mua sản phẩm bếp từ của các thương hiệu uy tín, được đánh giá chất lượng và độ an toàn, bền bỉ cao.
4.2 Mặt kính bếp từ bị va đập mạnh
Nguyên nhân: trong quá trình sử dụng, không cố định bếp khiến bếp bị xê dịch, va chạm mạnh hoặc tác động bởi những vật nặng, sắc nhọn lên bề mặt bếp dẫn đến mặt kính bếp từ bị nứt, vỡ. Mỗi chất liệu mặt kính đều có chỉ định chịu lực khác nhau nên để quá nặng, mặt kính sẽ không chịu được trọng tải.
Cách khắc phục: bố trí bếp ở những nơi bằng phẳng, cố định mặt bếp chắc chắn, không để những vật nặng, sắc nhọn lên bề mặt bếp. Có điều kiện, bạn có thể thiết kế bếp lắp âm vừa tiện lợi, sang trọng mà an toàn.
4.3 Nấu nướng ở nhiệt độ quá cao trong thời gian dài
Nguyên nhân: đối với một số món ăn đặc thù như kho, hầm… cần sử dụng nhiệt độ cao trong thời gian dài cũng là một trong những nguyên nhân khiến bề mặt bếp bị nứt, vỡ.
Cách khắc phục: hạn chế nấu nướng trên bếp ở nhiệt độ quá cao trong một thời gian dài trên 2 tiếng, nên sử dụng ở nhiệt độ vừa phải, vừa tiết kiệm lại đảm bảo độ bền. Hoặc bạn có thể lựa chọn các dòng bếp có tính năng hiện đại như tự động tắt bếp khi quá nhiệt, san công suất để đảm bảo an toàn.
4.4 Không thường xuyên vệ sinh bếp từ
Nguyên nhân: trong quá trình nấu nướng không thể tránh khỏi tình trạng dính bẩn, dầu mỡ, thức ăn bám trên bề mặt bếp. Để một thời gian dài không vệ sinh, có thể khiến mặt bếp bị cháy, nhiệt độ bếp không ổn định dẫn tới tình trạng nứt, vỡ.
Cách khắc phục: để tránh tình trạng này, hãy thường xuyên vệ sinh, lau chùi bề mặt bếp bằng khăn mềm, với vết bẩn cứng đầu hãy sử dụng dung dịch, dụng cụ chuyên dụng.
4.5 Vệ sinh bếp từ khi mặt bếp còn nóng
Nguyên nhân: thói quen vệ sinh bếp ngay sau khi sử dụng, gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến hoạt động, độ bền của bếp. Khi chúng ta vừa nấu xong, nhiệt độ của bếp vẫn còn cao và không ổn định, nếu tiến hành vệ sinh, mặt bếp sẽ chịu tác động của lực và nước lạnh một cách đột ngột, sẽ làm bếp bị sốc nhiệt, rất dễ nứt vỡ và ảnh hưởng đến động cơ.
Cách khắc phục: để bếp nguội hẳn, khoảng 15 - 20 phút, hoặc hãy đợi cảnh báo nhiệt dư “H” đã tắt hẳn rồi mới rút dây nguồn và tiến hành vệ sinh, lau chùi như bình thường.
Bài viết trên đã cung cấp thông tin, giải đáp xung quanh về mặt kính bếp từ, tác dụng của mặt kính với bếp từ, các mặt kính thường được dùng và nguyên nhân, cách khắc phục khi bị nứt, vỡ. Hy vọng, qua đó sẽ giúp bạn lựa chọn được sản phẩm bếp từ với mặt kính tốt, an toàn, phù hợp với nhu cầu của gia đình mình.
Beptot.vn là đơn vị uy tín chuyên phân phối các sản phẩm bếp từ cao cấp đến từ các thương hiệu nổi tiếng, đảm bảo chất lượng, an toàn với giá thành cạnh tranh cùng chính sách bảo hành chính hãng trên toàn quốc. Nếu cần hỗ trợ, tư vấn liên hệ ngay 0986 083 083 để được nhận ưu đãi tốt nhất.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!