Bếp từ âm đang được sử dụng phổ biến trong các không gian bếp hiện đại ngày nay bởi sự tiện lợi và mang lại thẩm mỹ cao. Vậy lắp đặt bếp từ âm như nào để đảm bảo an toàn, tránh phát sinh lỗi mà vẫn thể hiện toát lên vẻ đẹp sang trọng, hoàn hảo cho căn bếp. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết cách thực hiện lắp bếp đúng chuẩn, hãy tham khảo hướng dẫn chi tiết dưới đây của Beptot.vn.
Cách Lắp Đặt Bếp Từ Âm
1. Bếp Từ Âm Là Gì
Trước khi đi vào hướng dẫn cách lắp đặt bếp từ âm, chúng ta sẽ tìm hiểu hiểu bếp từ âm là gì, có ưu nhược điểm nào mà nên chọn loại bếp này cho gia đình.
1.1 Thế nào là bếp từ âm
Bếp Từ Âm Là Gì?
Bếp từ âm là loại bếp được nhiều gia đình hiện đại sử dụng bởi tính tiện lợi và tiết kiệm không gian, diện tích căn bếp. Hiểu đơn giản, đây là loại bếp được lắp cố định, có phần thân máy được lắp chìm ở dưới khung bếp cố định; mặt kính bếp thì được lắp bằng tạo một mặt phẳng liền mạch với mặt bếp hoặc cao hơn 1 - 2 mm so với mặt bếp.
1.2 Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Bếp Từ Âm
Ưu Điểm
- Thiết kế hiện đại, có tính thẩm mỹ cao: với thiết kế lắp âm đặc trưng, chỉ nhìn thấy mặt kính phẳng, sáng bóng cùng bảng điều khiển cảm ứng đèn LED hiện đại giúp không gian bếp trở nên hiện đại, sang trọng. Đồng thời cũng giúp đồng bộ cho gian bếp trở nên gọn gàng, ngăn nắp.
- Tiết kiệm diện tích, không gian: phần thân bếp được lắp chìm, chỉ lộ ra mặt kính giúp tiết kiệm không gian bếp hiệu quả, phù hợp với các căn hộ chung cư, nhà có diện tích hạn chế.
- Nấu ăn nhanh chóng, tiết kiệm: bếp từ hoạt động dựa trên dòng điện Fuco, chỉ sinh nhiệt lên đáy nồi nhiễm từ, nên hiệu suất nấu ăn lên tới 90% làm chín thức ăn một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian nội trợ. Bên cạnh đó, do nguyên lý hoạt động chỉ tác động lên mặt nồi có đáy nhiễm từ nên tránh thất thoát nhiệt từ đó tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
- Đảm bảo an toàn khi sử dụng: bếp từ được lắp âm nên hoàn toàn có thể an tâm không lo hở điện do các tác nhân bên ngoài, Bên cạnh đó việc lắp cố định bếp giúp tránh xê dịch, bị bỏng hay đổ thức ăn khi đang đun nấu.
- Bảo vệ các linh kiện bên trong bếp: phần thân bếp được sơn tĩnh điện, lắp chìm dưới mặt bếp, không bị bám bẩn, cặn thức ăn, dầu mỡ, ảnh hưởng đến các linh kiện bên trong. Mặt kính bếp chịu lực, chịu nhiệt tốt cũng đồng thời bảo vệ bếp hoạt động ổn định, kéo dài tuổi thọ của bếp.
- Dễ dàng vệ sinh: vì toàn bộ phần thân bếp được lắp chìm phía dưới, không bị ảnh hưởng bởi dầu mỡ, bụi bẩn, thức ăn. Chỉ cần lau dọn sạch sẽ bề mặt bếp bằng khăn mềm và nước tẩy chuyên dụng là có thể giữ cho bếp luôn sáng bóng như mới.
- Giảm tiếng ồn: thiết kế toàn bộ thân bếp lắp chìm dưới mặt đá nên khi hoạt động, độ ồn của quạt gió giảm đi đáng kể so với bếp lắp dương.
Nhược Điểm
- Bếp kén nồi: tất cả các bếp từ hiện nay đều sử dụng nguyên lý hoạt động dòng điện Fuco nên chỉ sử dụng được với nồi có đáy nhiễm từ.
- Khó khăn khi di chuyển: nếu bạn muốn di chuyển, tháo dỡ bếp khi cần thiết hay chuyển nhà, cũng khá tốn công để tháo dỡ và phải cẩn thận để không ảnh hưởng mặt kính và các linh kiện bên trong.
- Giá thành cao: bếp từ âm thường có gia thành cao hơn so với các loại bếp khác như bếp từ dương, bếp hồng ngoại, bếp gas.
2. Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Lắp Đặt Bếp Từ Âm
Bếp từ âm với nhiều ưu điểm và tính năng vượt trội khiến nhiều chị em nội trợ mong muốn sở hữu cho gia đình. Vậy cách lắp đặt bếp từ âm như nào đúng chuẩn, đơn giản tại nhà.
Bước 1: Xác định vị trí lắp
Trước hết cần xác định vị trí lắp đặt bếp từ hợp lý trước khi khoét đá. Bếp từ sẽ được lắp dưới máy hút mùi, không lắp gần vòi nước hoặc các thiết bị điện khác vì có thể gây nhiễu sóng, ảnh hưởng hoạt động của bếp. Khoảng cách an toàn nhất giữa bếp từ và vị trí chậu vòi là 60cm, cách tường từ 10 - 15 cm, cách máy hút mùi là 65cm.
Xác Định Vị Trí Lắp Bếp Từ Âm
Bước 2: Xác định kích thước lắp
Kích thước khoét đá là điều khá được quan tâm bởi bếp từ có rất nhiều kích thước khác nhau và phổ biến một số loại như:
- Kích thước 680 x 380 mm, 700 x 690 mm, 710 x 410mm,… thường được sử dụng cho các dòng bếp từ đôi.
- Kích thước 560 x 490 mm sử dụng cho các dòng bếp 3 vùng nấu, 4 vùng nấu.
Tuy nhiên mỗi dòng bếp sẽ có kích thước khác nhau, bởi vậy cần chọn mẫu bếp phù hợp cho gia đình, khi đã có kích thước chuẩn của bếp mới tiến hành khoét đá.
Trong trường hợp nếu đã có mặt đá khoét sẵn trước đó thì nên chọn loại có kích thước phù hợp với vị trí đã khoét.
Xác Định Kích Thước Lắp Bếp Từ Âm
Bước 3: Kết nối nguồn điện
Kết nối với nguồn điện ổn định, nên sử dụng cầu nối điện, phích cắm, ổ cắm, Aptomat loại 16A hoặc 32A và nối dây nguồn điện theo quy tắc sau.
- Dây màu nâu (đỏ hoặc đen) nối vào pha lửa (L) của đầu ra nguồn điện.
- Dây màu xanh (trắng hoặc màu nhạt) nối vào pha nguội (N) của đầu ra nguồn điện.
- Dây màu vàng sọc xanh nối vào dây tiếp đất.
Sau khi tiến hành đấu dây xong, cuộn băng keo ở chỗ nối hở các vị trí, đảm bảo không bị hở điện ra bên ngoài. Rồi buộc tất cả các dây bằng đai ốc và để vào hộp nối nhằm tránh bị đoản mạch.
Kết Nối Dây Nguồn
Bước 4: Kiểm tra bếp
Sau khi thực hiện xong các bước trên, hãy thử kiểm tra bếp có hoạt động ổn định không bằng cách, cho nước vào nồi rồi đặt lên mặt bếp. Bật aptomat, sau khi nghe tiếng “bíp”, bật phím On / off, chọn các chế độ nấu, tăng giảm công suất, các chức năng, thử nấu 5 đến 7 phút, bếp không báo lỗi gì nghĩa là bếp đã được lắp đặt thành công.
Kiểm Tra Hoạt Động Của Bếp
Như vậy, việc lắp đặt bếp từ âm được làm khá đơn giản ngay tại nhà mà chúng ta hoàn toàn có thể tự làm được. Không cần quá phức tạp, nhưng hãy ghi nhớ những bước trên và lưu ý để lắp bếp đúng chuẩn, an toàn khi sử dụng.
3. Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Lắp Đặt Bếp Từ Âm
Trong quá trình lắp đặt bếp từ âm, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cần lưu ý những điều quan trọng sau:
Lưu Ý Quan Trọng Khi Lắp Đặt Bếp Từ Âm
- Nên lắp bếp từ âm ở ngay dưới máy hút mùi để khi nấu khói bay lên máy hút mùi có thể loại bỏ mùi thức ăn nhanh chóng.
- Không lắp bếp từ âm quá gần tường ảnh hưởng đến việc tản nhiệt hoặc các thiết bị phát ra sóng có thể khiến bếp hoạt động không ổn định.
- Không nên khoét lỗ đặt bếp lớn hơn quá 1cm theo mỗi chiều của đáy bếp, việc khoét lỗ rộng hơn kích thước của bếp sẽ dẫn tới việc mặt kính của bếp trở thành điểm chịu lực nén, khiến mặt kính của bếp có thể bị vỡ.
- Lắp đặt bếp từ gần nguồn điện, vị trí khô thoáng, tránh các nguồn nước, nguồn lửa để đảm bảo an toàn và không gây hỏng hóc thiết bị.
- Nếu sử dụng mặt bếp bằng thạch anh hoặc đá Granite rất cứng cần dụng cụ chuyên dụng mới có thể khoét được.
- Sau khi đặt bếp vào lỗ khoét xong, cần bắt đai giữ bếp với mặt bàn đá để không bị xê dịch.
4. Vệ Sinh Bếp Từ Âm Đúng Cách
Vệ sinh bếp từ âm đúng cách là điều quan trọng để cho bếp được hoạt động ổn định, lâu dài, đồng thời giữ cho bếp sáng bóng, sạch sẽ, vậy nên hãy lưu ý những điều sau:
Vệ Sinh Bếp Từ Âm Đúng Cách
- Trước khi vệ sinh bếp từ, hãy đảm bảo mặt bếp đã nguội hẳn, sau đó mới rút dây nguồn ra.
- Vệ sinh bằng các vật dụng như khăn mềm, dung dịch tẩy rửa chuyên dụng hoặc tự nhiên, dao vệ sinh chuyên dụng, lau nhẹ nhàng, tránh trầy xước.
- Với những vết bẩn nhẹ, chỉ cần dùng khăn ẩm là có thể lau sạch vết bẩn trên bếp.
- Còn với những vết bẩn bám dính lâu ngày, dầu mỡ bắn, nên làm ẩm khu vực bẩn bằng nước nóng, sau đó dùng miếng xốp lau có tẩm dung dịch lau bếp.
- Trong trường hợp đường hoặc chất nhựa bị trào, sử dụng dao cạo chuyên dụng cho bề mặt kính để làm sạch những vùng bị bám dính lớn, sau đó dùng miếng xốp dung dịch lau bếp để lau sạch.
- Tuyệt đối không để các vật nặng hay các vật dụng sắc nhọn, có tính mài mòn để vệ sinh cào vào mặt kính bếp sẽ làm trầy xước, mất thẩm mỹ, thậm chí ảnh hưởng đến hoạt động bếp.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt bếp từ âm đơn giản tại nhà và những thông tin lưu ý quan trọng về bếp từ âm cần thiết trong quá trình lắp đặt và sử dụng. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có kiến thức về loại bếp này và biết cách lắp đúng chuẩn, an toàn.
Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn, liên hệ Beptot.vn hoặc hotline 0986 083 083 để được giải đáp tốt nhất.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!