Cách Xử Lý Lò Vi Sóng Bị Ngập Nước An Toàn Tại Nhà

    02 30/10/2024

    Thực hiện các bước hướng dẫn sau nếu lò vi sóng bị ngập nước để đảm bảo an toàn, tránh thiết bị bị hư hỏng nặng qua bài viết sau đây của Beptot.vn

    Lò vi sóng là thiết bị điện gia dụng quen thuộc trong nhiều gia đình, đem lại nhiều tiện ích trong việc nấu nướng, chế biến thực phẩm. Tuy nhiên do tình hình thời tiết ngày càng phức tạp, ảnh hưởng do mưa bão, lũ lụt khiến nhiều gia đình bị ngập lụt, dẫn theo các thiết bị cũng trong tình cảnh bị ngập, dẫn đến hư hỏng. Vậy, cách khắc phục, xử lý lò vi sóng bị ngập nước như nào để kịp thời xử lý, đảm bảo an toàn cho cả gia đình. Bài viết sau đây, Beptot.vn sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý đơn giản ngay tại nhà.

    lò vi sóng bị ngập nước

    Xử lý lò vi sóng bị ngập nước

    1. Dấu Hiệu Nhận Biết Lò Vi Sóng Bị Ngập Nước

    Lò vi sóng bị ngập nước không phải là tình trạng quá phổ biến, tuy nhiên trong một số tình huống ảnh hưởng do thiên tai, thời tiết, lò vi sóng vẫn có thể bị ngập. Sau đây là một số những dấu hiệu để người sử dụng nhận biết lò vi sóng bị nước vào, ngập nước.

    lò vi sóng bị ngập nước

    Dấu hiệu lò vi sóng bị ngập nước

    • Có tiếng kêu lạ: những âm thanh như tiếng nổ lách tách, tiếng ù, tiếng rít, tiếng rè là dấu hiệu cho thấy các bộ phận quan trọng như bo mạch, linh kiện bên trong bị hỏng hóc do tiếp xúc với nước.
    • Có mùi cháy, khét: khi ngửi thấy mùi này, có thể các linh kiện bên trong đã bị cháy, chập điện, hư hỏng bên trong do nước. 
    • Màn hình hiển thị lỗi hoặc không sáng: nếu thấy màn hình lò vi sóng không hoạt động hoặc báo lỗi, có thể là các vi mạch và hệ thống điện tử đã bị hư hỏng do nước xâm nhập.
    • Không hoạt động sau khi đã kết nối điện: mặc dù đã kết nối điện nhưng lò vi sóng vẫn không hoạt động có thể do linh kiện, bo mạch điện tử bên trong gặp sự cố cần khắc phục.
    • Nút bấm, cảm ứng không nhạy hoặc không hoạt động: nước là một trong những nguyên nhân khiến cảm biến, kết nối bên trong bị vô hiệu hóa, làm cho người dùng không thể thực hiện được các thao tác.
    • Hơi nước bốc ra từ trong lò vi sóng: nếu thấy hơi nước bốc ra từ bên trong mà không phải do thực phẩm, có hiện tượng đánh lửa hoặc tia lửa nhỏ bên trong tức là hệ thống đang bị hỏng hóc nghiêm trọng, ngừng sử dụng và xử lý ngay.

    2. Các Tình Trạng Ngập Nước Khác Nhau Của Lò Vi Sóng

    Tùy vào mức độ ngập nước khác nhau của lò vi sóng mà ảnh hưởng đến tình trạng cũng như cách xử lý thiết bị.

    lò vi sóng bị ngập nước

    Tính trạng lò vi sóng bị ngập nước

    • Mức độ nhẹ: nước chỉ thấm bề mặt hoặc một phần nhỏ của lò. Với mức độ này, nước ngấm vào chỉ hư hỏng lớp chỉ ảnh hưởng đến kết cấu bên ngoài, làm gỉ sét, bong tróc lớp sơn bảo vệ. Tuy nhiên cũng cần xử lý để tránh ảnh hưởng, lan rộng ra các bộ phận khác, ảnh hưởng đến thiết bị.
    • Mức độ trung bình: nước thấm vào bên trong, tiếp xúc với các bộ phận quan trọng như bo mạch, quạt làm mát, linh kiện điện tử làm lò vi sóng hoạt động không ổn định, giảm hiệu suất.
    • Mức độ nghiêm trọng: lò vi sóng bị nước ngập toàn bộ. Tình trạng này khá nghiêm trọng, làm hỏng hoàn toàn các linh kiện, bộ phận quan trọng, có thể dẫn đến chập điện, cháy nổ gây nguy hiểm.

    3. Cách Xử Lý Nhanh Lò Vi Sóng Bị Ngập Nước

    Nếu thiết bị trong gia đình bị ngập nước, đặc biệt là lò vi sóng hãy bình tĩnh và xử lý theo các bước sau để giảm thiểu thiệt hại, hư hỏng tối đa cũng như đảm bảo an toàn.

    Bước 1: Ngắt nguồn điện

    Đây là nguyên tắc ưu tiên khi xử lý thiết bị điện bị ngập nước. Nếu phát hiện lò vi sóng bị ngập nước, hãy chắc chắn rằng thiết bị nhà bạn đã được ngắt nguồn điện tránh nguy cơ chập điện, giật điện.

    lò vi sóng bị ngập nước

    Đảm bảo ngắt nguồn điện

    Bước 2: Di chuyển đến nơi khô ráo

    Mang lò vi sóng đến nơi cao, khô ráo, bằng phẳng để có thể đảm bảo an toàn và dễ dàng xử lý các bước tiếp theo.

    Bước 3: Vệ sinh lò vi sóng

    Nếu lò vi sóng bị ngập trong bùn đất, loại bỏ bùn đất, cát bẩn bám vào bên trong cũng như bên ngoài. Sau đó dùng khăn khô, mềm để lau sạch từ trong ra ngoài, không còn nước bị đọng lại.

    lò vi sóng bị ngập nước

    Vệ sinh sạch sẽ lò vi sóng

    Bước 4: Hong khô lò vi sóng

    Dùng quạt hoặc lò vi sóng để hong khô, đặc biệt là các bo mạch, linh kiện điện tử. Với các khu vực nhỏ, khó tiếp xúc thì có thể dùng máy sấy tóc để ở nhiệt độ vừa phải để làm khô nhanh hơn.

    lò vi sóng bị ngập nước

    Hong khô lò vi sóng

    Bước 5: Liên hệ trung tâm bảo hành hoặc sửa chữa

    Sau khi đã xử lý xong các bước trên, hãy liên hệ với trung tâm bảo hành hoặc đơn vị sửa chữa chuyên nghiệp để kiểm tra và khắc phục. Lưu ý không tự ý sửa chữa khi không có chuyên môn vì lò vi sóng là thiết bị điện tử, vi mạch có độ khó cao nên cần thợ có chuyên môn tránh tình trạng hỏng hóc nặng hơn.

    lò vi sóng bị ngập nước

    Liên hệ trung tâm bảo hành hoặc đơn vị sửa chữa

    4. Lưu Ý Khi Xử Lý Lò Vi Sóng Bị Ngập Nước

    Khi lò vi sóng bị ngập nước, việc xử lý đúng cách vừa đảm bảo an toàn, giảm bớt chi phí sửa chữa. Tuy nhiên, ngược lại không biết cách sẽ khiến lò vi sóng hỏng càng nghiêm trọng, còn có thể gây nguy hiểm.Và sau đây là những lưu ý cần thiết trong quá trình xử lý, cần phải nắm rõ.

    lò vi sóng bị ngập nước

    Lưu ý xử lý lò vi sóng bị ngập nước

    • Đảm bảo nguồn điện được ngắt hoàn toàn trước khi xử lý lò vi sóng nhằm tránh nguy cơ điện giật, chập điện. Rút cả phích cắm và ngắt cầu dao điện trong trường hợp cần thiết.
    • Đeo găng tay cách điện trong khi di chuyển và vệ sinh, làm sạch lò nhằm tránh nguy cơ bị điện giật.
    • Hạn chế di chuyển, việc di chuyển nhiều lần có thể làm nước bên trong lan rộng, xâm nhập vào các bộ phận khác, khiến quá trình sửa chữa diễn ra khó khăn hơn.
    • Tuyệt đối không cắm điện lại ngay. Sau khi đã xử lý các bước trên, nhiều người sử dụng thường có thói quen kiểm tra xem lò vi sóng đã hoạt động trở lại chưa. Tuy nhiên, ngay cả khi đã lau khô, việc cắm điện, bật thử vẫn rất nguy hiểm, có thể chập cháy, nổ.
    • Không nên tự ý tháo rời thiết bị. Việc làm này khiến nhiều người nghĩ sẽ dễ dàng vệ sinh, hong khô các bộ phận bị ngập nước, tuy nhiên, các linh kiện bên trong lò vi sóng thường khá phức tạp và dễ bị hư hỏng nếu không phải là người có chuyên môn.
    • Làm khô triệt để, sau quá trình làm sạch, vệ sinh, sử dụng quạt hoặc máy sấy hong khô lò vi sóng. Tuy nhiên, lưu ý không sấy khô ở nhiệt độ quá cao làm hư hỏng, biến dạng linh kiện, thiết bị.
    • Sửa chữa tại đơn vị uy tín, đảm bảo trình độ chuyên môn để có thể an tâm tiếp tục sử dụng thiết bị sau khi được khắc phục.

    Tùy vào mức độ hư hỏng của lò vi sóng bị ngập nước mà chi phí sửa chữa sẽ chênh lệch do nhiều yếu tố như thay mới linh kiện, chi phí phát sinh, sửa chữa...

    Vậy khi nào nên mua mới, khi nào nên sửa chữa?

    • Nên sửa chữa: lò vi sóng hư hỏng không quá nghiêm trọng, chi phí sửa chữa thấp hơn mua mới, thiết bị vẫn còn bảo hành.
    • Nên mua mới: khi mức độ hư hỏng nghiêm trọng, chi phí sửa chữa, thay thế linh kiện quá cao hoặc lò vi sóng nhà bạn đã cũ cần nâng cấp lên model mới để có nhiều tính năng sử dụng ưu việt hơn.

    Trên đây là hướng dẫn cách xử lý nhanh tình trạng lò vi sóng bị ngập nước và những lưu ý xung quanh. Hy vọng, bạn có thể áp dụng những kiến thức trên, nếu lò vi sóng của gia đình gặp phải những dấu hiệu trên. Nếu cần kiểm tra, sửa chữa hoặc tư vấn mua hàng, hãy liên hệ hotline Beptot.vn 0986 083 083 để được giải đáp sớm nhất.

    Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết!